Bổ sung vitamin và khoáng chất có cần lưu ý gì không?

Xuất bản: UTC +7

Nhiều người có quan niệm “càng nhiều càng tốt”, “thừa còn hơn thiếu”, tuy nhiên nếu áp dụng quan niệm này vào việc bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không ngờ tói. Bài viết sau đây sẽ thông tin tới bjan đọc một số tác hại nếu cơ thể bổ sung thừa lượng vitamin và khoáng chất so với nhu cầu.

Vitamin và khoáng chất là gì? Nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể là bao nhiêu?

Vitamin và khoáng chất là những chất không thể thiếu đối với hoặt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, nhu cầu của cơ thể đối với vitamin và khoáng chất tương đối nhỏ (vi lượng). Nhu cầu về vitamin và khoáng chất của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy mà người dùng cần tìm hiểu và cân bằng kỹ khi quyết định bổ sung vitamin và khoáng chất.

Các lý do gây thừa vitamin và khoáng chất

Có 2 nguyên nhân chính có thể gây tình trạng dư thừa vitamin và khoáng chất là do chế độ ăn và lạm dụng thực phẩm hoặc thuốc bổ sung.

  • Thừa do chế độ ăn: Có một số tài liệu mô tả hiện tượng thừa vitamin A, thậm chí cả ngộ độc của thổ dân phương bắc (gần Bắc cực) do ăn gan gấu trắng. Thừa beta-caroten do ăn kéo dài những thực phẩm giàu chất này thể hiện bằng hiện tượng nhuộm vàng da, nhờ đó những trường hợp này ít nguy hiểm vì người sử dụng tự động bỏ thức ăn đó. Nói chung, thừa vitamin do ăn uống ít gặp vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa.
  • Thừa do lạm dụng vitamin và chất khoáng dưới dạng thuốc: Đây là nguyên nhân hàng đầu hay gặp nhất . Cần nhắc lại rằng những người khỏe mạnh, không có rối loạn hấp thu và ăn với chế độ ăn đủ các chất thì không bao giờ phải dùng thêm vitamin hoặc chất khoáng dưới dạng thuốc. Nếu những đối tượng này thường xuyên uống vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu ( A, D ) thì dễ gặp các rối loạn do thừa vitamin.

Điều gì xảy ra nếu bổ sung quá lượng vitamin và khoáng chất

Hậu quả do bổ sung thừa vitamin:

  • Trẻ dưới 1 năm tuổi được cho ăn bằng các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400 IU/ ngày cho trẻ dưới 1 năm khỏe mạnh là việc làm nguy hiểm vì dẫn đến tăng mức Ca máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên uống vitamin A có hàm lượng ≥ 5.000 IU/ ngày có thể bị ngộ độc mạn tính với triệu chứng đau xương, ban đỏ, viêm da tróc vảy, viêm miệng…. Nếu dùng liều vitamin A ≥ 100.000 IU/ ngày có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực sọ não ở trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai dùng kéo dài vitamin A > 5.000 IU/ ngày trong khi vẫn ăn uống đầy đủ và hấp thu tốt sẽ có nguy cơ thừa vitamin A, gây quái thai.
  • Vitamin C tuy thuộc nhóm tan trong nước nhưng khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao cũng gây không ít tai biến : ỉa chảy, lóet đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, và đặc biệt là sỏi thận (tỷ lệ gặp cao ở bệnh nhân có tiền sử bệnh này). Dạng tiêm tĩnh mạch gây giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu …
  • Các chế phẩm vitamin B (hỗn hợp 3B) liều cao gây thừa vitamin B6 với các biểu hiện rối loạn thần kinh cảm giác, thừa vitamin B2 với triệu chứng thừa coban (Co) gây tăng sản tuyến giáp, bệnh cơ tim và tăng hồng cầu quá mức.
Thừa vitamin và khoáng chất
Một số bệnh lý do dư thừa vitamin và khoáng chất

Hậu quả của bổ sung thừa các khoáng chất là:

  • Thừa sắt (Fe): Ngộ độc sắt ở trẻ ở trẻ dưới 5 tuổi khá phổ biến do uống quá liều, hậu quả dẫn đến tử vong.
  • Thừa Iod (I2): Sử dụng trên 6 mg/ ngày sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây nhược năng giáp. Nếu người mẹ mang thai bổ sung Iod không hợp lý, gây thừa Iod thì hậu quả sẽ xẩy ra với thai nhi : nhược năng giáp ở trẻ sơ sinh, sinh ra trẻ đần độn như khi thiếu nguyên tố này hoặc gây phì đại tuyến giáp bẩm sinh.

Làm sao để hạn chế tình trạng thừa vitamin và khoáng chất?

Để hạn chế tình trạng và nguy cơ thừa vitamin và khoáng chất thì người dùng cần tỉnh táo và cẩn trọng khi lựa chọn chế phẩm cũng như lượng bổ sung hàng ngày:

  • Không dùng các sản phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất vượt quá 5 lần hàm lượng khuyến cáo bổ sung hàng ngày.
  • Dùng sản phẩm bổ sung vitamin & khoáng chất cho đúng lứa tuổi, không dùng sản phẩm của trẻ >4 tuổi cho trẻ sơ sinh.
  • Người bệnh đang thẩm tích máu không nên bổ sung vitamin tan trong dầu.
  • Ưu tiên sử dụng các chế phẩm đường uống.
Thừa vitamin và khoáng chất
Cần bổ sung đúng theo nhu cầu của cơ thể để tránh thừa vitamin và khoáng chất

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2009), Dược lâm sàng, NXB Y học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Siro ho Germar Coughend

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Siro ho Germar Coughend

Rated 0 out of 5
(0 đánh giá) 70,000 VNĐ
Germar C + MultiB + Zn (Hương Chanh)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Germar C + MultiB + Zn (Hương Chanh)

Rated 0 out of 5
(0 đánh giá) 35,000 VNĐ
Germar C + MultiB + Zn (Hương Cam)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Germar C + MultiB + Zn (Hương Cam)

Rated 0 out of 5
(0 đánh giá) 35,000 VNĐ
Viên Bổ Não Germar Brain Care Fever New

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Viên Bổ Não Germar Brain Care Fever New

Rated 0 out of 5
(0 đánh giá) 150,000 VNĐ