Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như như nhiễm virus, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, do nguồn thức ăn không đảm bảo,..nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe cho trẻ. Vậy hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của tiêu chảy cấp để biết cách chữa trị kịp thời.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là tình trạng bệnh lý khiến trẻ đi đại tiện nhiều lần hơn bình thường khoảng ≥ 3 lần/ngày, đồng thời phân được thải là sẽ có dạng lỏng như nước và tình trạng này thường kéo dài không quá 14 ngày.
Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ em có khá nhiều nhưng chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây:
Nhiễm trùng đường ruột
Tình trạng nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn gây ra là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn:
- Virus: Rotavirus là loại virus gây nhiễm trùng đường ruột phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay thậm chí nó còn có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccine. Ngoài ra còn có những loại virus khác gây nhiễm trùng đường ruột như Norwalk Virus, Astroviruses, Parvoviruses, Adenoviruses, Noroviruses, Caliciviruses.
- Vi khuẩn: một số loại vi khuẩn tiêu biểu gây nhiễm khuẩn có thể kể đến như Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella spp, Listeria monocytogenes, lỵ trực khuẩn, Bacillus, thương hàn, Campylobacter jejuni, Shigella spp, Clostridium botulinum, Vibrio cholerae,..
- Ký sinh trùng: Toxoplasma gondii, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, Giardia lamblia,…
Nhiễm trùng ngoài ruột
Nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não, sởi, chân tay miệng,..
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tiêu chảy cấp ở trẻ như nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc, xạ trị, hóa trị, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất.
Các yếu tố gây tăng nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ
- Với trẻ 6-11 tháng tuổi thì thời điểm mới bắt đầu ăn dặm sẽ tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ vì khi này trẻ bắt đầu chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn bột vì vậy có thể gây tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh không được cho dùng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu hay trẻ phải cai sữa sớm. Như chúng ta đã biết trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ sơ sinh giúp cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng trẻ tuy nhiên một số trường hợp mẹ cho con bú không có đủ sữa hay bị mất sữa thì con sẽ phải bú sữa ngoài, dinh dưỡng sẽ không nhiều bằng sữa mẹ nên hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ không được tốt như trẻ được bú sữa mẹ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
- Trẻ bị ốm yếu, suy dinh dưỡng, bổ sung thiếu dưỡng chất, hệ miễn dịch suy giảm.
- Thức ăn, nước uống, bát, thì,.. không đảm bảo vệ sinh.
- Thời tiết nóng ẩm, nồm dễ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và lây nhiễm nhanh.
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ rất điển hình đó là tần suất số lần trẻ đi ngoài và đặc điểm của phân mà trẻ thải ra. Tần suất trẻ đi ngoài nhiều hơn đáng kể và phân cũng rất lỏng thậm chí lỏng như nước:
- Trẻ sơ sinh, < 6 tháng tuổi: thường thì số lần đi ngoài của trẻ sẽ gấp đôi bình thường khoảng 3-10 lần trong 1 ngày thậm chí còn nhiều hơn, khi nhìn vào phân sẽ thấy phân lỏng hoặc sệt, có nhiều màu xanh, nâu hay vàng. Với những trẻ bú sữa mẹ thì phân sẽ lỏng hơn và số lần đi ngoài nhiều hơn so với trẻ uống sữa ngoài.
- Trẻ > 1 tuổi thì tần suất đi tiêu sẽ là 1-2 lần/ngày và phân của bé mềm, không thành khuôn, thỏi.
Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cấp có thể dễ dàng nhận ra phân của trẻ nhiều nước, có mùi tanh, hôi và chua khó chịu, kèm theo đó trẻ sẽ quấy khóc, mệt mỏi, nôn, đau bụng, buồn nôn, sốt.
Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em của Bộ Y tế
Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được đưa đến các trung tâm y tế để thăm khám và đưa ra quyết định chọn phác đồ điều trị dựa vào mức độ mất nước.
Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà:
- Cho trẻ uống thêm dịch.
- Bổ sung thêm kẽm.
- Tiếp tục cho ăn.
- Đưa trẻ đi tái khám lại ngay.
Phác đồ B – Điều trị mất nước bằng ORS (Dung dịch bù nước bằng đường uống), bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế.
Phác đồ C – Điều trị nhanh chóng tiêu chảy mất nước nặng: Điều trị tốt nhất cho trẻ bị mất nước nặng là nhanh chóng bù dịch qua đường tĩnh mạch, phác đồ này chỉ được thực hiện bởi cán bộ nhân viên y tế, không được tự ý thực hiện tại nhà.
Cả 3 phác đồ đều sử dụng để phục hồi lại lượng nước và muối bị mất khi tiêu chảy cấp. Cách tốt nhất để bù nước và phòng mất nước cho trẻ là sử dụng dung dịch ORS. Chỉ truyền tĩnh mạch cho các trường hợp mất nước nặng hoặc thất bại với đường uống theo phác đồ B.
Bài viết trên đây đã tóm tắt những thông tin đầy đủ về Tiêu chảy cấp ở trẻ, các bạn đọc có thể tham khảo để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời cho trẻ tránh để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Tài liệu tham khảo
Nedeljko Radlović, Zoran Leković, Biljana Vuletić, Vladimir Radlović, Dušica Simić (2015), Acute Diarrhea in Children, pubmed. Truy cập ngày 05/04/2024.