Một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu hiện nay là do thiếu sắt gây nên. Đây là tình trạng thiếu máu do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, theo thống kê có tới 20% phụ nữ và 3% nam giới bổ sung thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, vì vậy việc bổ sung sắt qua thực phẩm là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất tại nhà. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là do số lượng sắt không đủ để tạo ra hemoglobin bên trong hồng cầu ma đây là thành phần cần thiết để vận chuyển oxy trong máu tới các cơ quan. Khi thiếu hemoglobin sẽ gây bất thường về tế bào hồng cầu và gây giảm vận chuyển oxy tới các mô từ đó gây thiếu máu.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt
- Giảm hấp thu sắt: Bình thường, cơ thể chúng ta sẽ hấp thu sắt từ nguồn thực phẩm, thức ăn hay các sản phẩm bổ sung qua đường tiêu hóa vì vậy nếu hệ tiêu hóa hoạt động bất thường như có triệu chứng rối loạn, viêm dạ dày,.. có thể gây giảm khả năng hấp thu sắt và gây tình trạng thiếu hụt sắt, gây thiếu máu.
- Một nguyên nhân khác gây thiếu sắt là do nguồn thực phẩm bổ sung hàng ngày của bạn không chứa nhiều sắt hay bạn có chế độ ăn uống chưa khoa học nên lượng sắt được bổ sung chưa đủ cũng có thể dẫn tới thiếu sắt.
Triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt
Tình trạng thiếu máu gây ra nhiều triệu chứng bất thường về sức khỏe và thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
- Triệu chứng thiếu máu mạn tính có thể gây tình trạng mệt mỏi, da xanh xao do thiếu máu, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, ù tai, phụ nữ thì lượng kinh nguyệt bị ít đi so với bình thường.
- Tính tình dễ bị kích động đôi khi có thể bị trầm cảm.
- Cảm lạnh lạnh trong người.
- Tóc bị rụng nhiều.
- Với trẻ em thì có thể bị chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển vận động, tâm thần.
- Thi thoảng ở 1 số người sẽ có cảm giác dị cảm, thích ăn những đồ lạ, lưỡi bị nóng rát.
Cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Nhu cầu sắt cần bổ sung hàng ngày có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính:
Tuổi | Nam giới | Nữ giới | Thời kỳ mang thai | Thời kỳ cho con bú |
Trẻ ≤ 6 tháng | 0,27 mg | 0,27 mg | ||
7–12 tháng | 11 mg | 11 mg | ||
1–3 năm | 7 mg | 7 mg | ||
4–8 năm | 10 mg | 10 mg | ||
9–13 tuổi | 8 mg | 8 mg | ||
14–18 tuổi | 11 mg | 15 mg | 27 mg | 10 mg |
19–50 tuổi | 8 mg | 18 mg | 27 mg | 9 mg |
> 50 tuổi | 8 mg | 8 mg |
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- Để điều trị thiếu máu do thiếu sắt thì cần tập trung vào điều trị tình trạng thiếu sắt bằng cách tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu sắt và mục đích cần đạt được là bổ sung lượng sắt đầy đủ bằng đường uống hay qua đường tĩnh mạch.
- Việc bổ sung sắt đường uống là cách điều trị phổ biến nhất hiện nay bằng cách uống sắt vô cơ dạng sắt 2+ hay sắt 3+ nhưng thường sẽ sử dụng sắt 2+ vì ở dạng đã khử nảy giúp sắt đi vào ruột và hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn. Sự hấp thu sắt tốt nhất là vào lúc đói bụng tuy nhiên sẽ có nguy cơ gây kích ứng dạ dày và các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa vì vậy các bạn nên uống sắt cùng với bữa ăn thay vì lúc đói.
- Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch được áp dụng khi không thể bổ sung sắt theo đường uống như trạng thái hôn mê, gặp hạn chế về đường uống hay tình trạng thiếu máu không được khắc phục khi bổ sung sắt theo đường uống. Trong những trường hợp này thì nên bổ sung sắt dưới dạng sắt dextran theo đường tiêm, ưu điểm là bổ sung sắt nhanh, sinh khả dụng cao tuy nhiên đắt và không an toàn bằng đường uống.
Những thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu
Động vật có vỏ
Tất cả các loại động vật có vỏ đều có chứa nhiều sắt đặc biệt là sò, trai, nghêu. Theo nghiên cứu cho trong khẩu phần 100g nghêu có thể chứa tới 3mg sắt. Sắt trong động vật có vỏ là sắt heme đây là loại sắt mà cơ thể hấp thu rất dễ dàng đặc biệt loại sắt này không có trong thực vật.
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn được gọi là rau bina rất tốt cho sức khỏe mà lại ít calo vì vậy những người ăn kiêng thường sử dụng rau chân vịt như 1 loại thực phẩm yêu thích trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong 100g rau chân vịt có chứa khoảng 2,7g sắt. Mặc dù sắt trong rau chân vịt không phải là sắt heme như trong động vật có vỏ nhưng hàm lượng vitamin C trong loại thực phẩm này rất cao mà quan trọng là vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Gan và các nội tạng khác
Nội tạng là loại thực phẩm cực kì giàu dinh dưỡng đặc biệt là thận, não, gan, tim đều chứa nhiều sắt. Trong 100 gam gan bò có chứa tới 6,5 g sắt. Ngoài ra nội tạng cũng cung cấp nhiều vitamin A, choline, selen,..
Cây họ đậu
Một số loại đậu phổ biến như đậu hà lan, đậu nành, đậu lăng, đậu xanh đều là nguồn thực phẩm cung cấp sắt tuyệt vời, ngoài ra chúng còn cung cấp kali, magie, folate rất tốt. Trong 198g đậu lăng nấu chín có chứa 6,6 mg sắt.
Bông cải xanh
Trong 156g bông cải xanh có chứa 1g sắt và hàm lượng lớn vitamin C, chất xơ vitamin K vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt giúp cung cấp sắt và lại phổ biến với chúng ta.
Ngoài ra một số loại thực phẩm khác cũng giúp cung cấp sắt tốt như hạt diêm mạch, hạt bí ngô, các loại thịt đỏ, đậu phụ.
Qua bài viết trên đã cung cấp được thông tin cơ bản về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và những thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu tới các bạn đọc. Các bạn đọc có thể tham khảo thông tin bài viết.
Tài liệu tham khảo
Kathy W. WARWICK (2023) 12 Healthy Foods That Are High in Iron, healthline.com. Truy cập ngày 05/04/2024.